Bản Đồ Sao

CHỢ CHỜ VỐN VÀ THỦ TỤCTừ giữa năm 2022 đ& viva88

【viva88】Bình Định bỏ hoang nhiều công trình tiền tỉ

CHỢ CHỜ VỐN VÀ THỦ TỤC

Từ giữa năm 2022 đến nay,ìnhĐịnhbỏhoangnhiềucôngtrìnhtiềntỉviva88 nhiều lần cử tri xã Canh Hiệp (H.Vân Canh, Bình Định) kiến nghị các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư hoàn thiện chợ trung tâm xã Canh Hiệp, sớm đưa vào hoạt động để phục vụ người dân. Chợ này được bàn giao cho UBND xã Canh Hiệp từ giữa năm 2022 nhưng đến nay chưa đi vào hoạt động. Hiện một số hạng mục tại chợ có dấu hiệu hư hỏng, ổ khóa ki ốt gỉ sét, vách tường các ki ốt xuất hiện những vết nứt…

Chợ trung tâm xã Canh Hiệp đang chờ đầu tư xây dựng hoàn thiện để đưa vào sử dụng ẢNH: HOÀNG TRỌNG

Chợ trung tâm xã Canh Hiệp đang chờ đầu tư xây dựng hoàn thiện để đưa vào sử dụng

HOÀNG TRỌNG

Dự án chợ trung tâm xã Canh Hiệp được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt chủ trương đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 10 tỉ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 30a ngày 27.12.2008 của Chính phủ. Dự án được khởi công vào năm 2020, hoàn thành, bàn giao cho UBND xã Canh Hiệp quản lý từ tháng 8.2022, gồm các hạng mục: san nền với diện tích hơn 12.000 mét vuông; xây dựng bờ kè, nhà ki ốt; nhà để xe; bể nước ngầm; mương thoát nước; sân bê tông mặt trước; lắp đặt đầy đủ hệ thống điện, nước và PCCC cho công trình… Công trình được hoàn thành với phê duyệt quyết toán hơn 9,7 tỉ đồng.

Lãnh đạo UBND H.Vân Canh thừa nhận công tác quản lý, vận hành chợ trung tâm xã Canh Hiệp thời gian qua chưa thường xuyên, cùng với việc công trình chịu tác động bất lợi của thời tiết nên cảnh quan, môi trường xung quanh chợ chưa được dọn dẹp sạch sẽ và có vài vị trí khiếm khuyết nhỏ. Hiện công trình đang trong giai đoạn bảo hành nên đơn vị thi công sẽ tiến hành khắc phục theo yêu cầu của đơn vị quản lý và chủ đầu tư.

Trong giai đoạn 2021 - 2022, H.Vân Canh không còn hưởng nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ nên không có kinh phí để đầu tư thêm các hạng mục còn lại của chợ trung tâm xã Canh Hiệp. UBND H.Vân Canh đang tổ chức triển khai đầu tư thêm các hạng mục nhà lồng chợ, nhà thu gom rác, hệ thống xử lý chất thải… cho chợ này từ nguồn vốn ngân sách huyện cân đối với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 11,9 tỉ đồng. Ngày 9.5.2023, UBND tỉnh Bình Định cũng đã có văn bản thống nhất đầu tư xây dựng chợ trung tâm xã Canh Hiệp giai đoạn tiếp theo.

TRẠM BƠM 37 TỈ ĐỒNG BỊ BỎ HOANG

Công trình hệ thống tưới tiết kiệm xã Mỹ Tài và Mỹ Chánh Tây (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất thâm canh cây có múi và đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó tình trạng nắng hạn tại Bình Định. Hệ thống này có vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, do nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ từ chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ, cùng vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.

Công trình có các hạng mục chính là trạm bơm điện công suất 900 m3/giờ lấy nước từ sông La Tinh, các đường ống chính, đường ống nhánh, tuyến ống phân phối, đập dâng và bờ kè. Công trình hoàn thành vào tháng 10.2020, được kỳ vọng sẽ cung cấp nước tưới cho 261 ha đất sản xuất nông nghiệp ở xã Mỹ Tài và 89 ha ở xã Mỹ Chánh Tây.

Bình Định bỏ hoang nhiều công trình tiền tỉ - Ảnh 2.

Khu nội trú Trường THPT Nguyễn Du bị bỏ hoang

ĐỨC HUY

Phú Yên: Khu nội trú bỏ hoang vì xa trường học

Khu nội trú được xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2009 với kinh phí hơn 3 tỉ đồng để phục vụ học sinh Trường THPT Nguyễn Du, TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh, Phú Yên. Khu nội trú này có 24 phòng chức năng, đầu tư rất khang trang. Sau khi đưa vào sử dụng, vì cách xa trường học gần 2 km, xa khu dân cư, nên học sinh không chịu vào ở. Vì thế, khu nội trú đành bỏ hoang từ đó đến nay.

Đức Huy

Sau khi hoàn thành, UBND H.Phù Mỹ đã bàn giao công trình và quyết định thành lập ban quản lý công trình cho UBND 2 xã Mỹ Tài và Mỹ Chánh Tây. Tuy nhiên, chỉ hoạt động được khoảng 1 năm thì công trình này bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng, một số vị trí trong công trình trở thành nơi phơi nông sản của người dân.

Theo người dân địa phương, khi mới đưa vào vận hành, công trình này đã không đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, nhiều điểm lấy nước bị nghẽn không lên nước; các hố van và trụ lấy nước không có khóa, phạm vi hệ thống ống dẫn chia nhánh rộng nên nông dân tự mở nước tưới cho vùng sản xuất ngoài mô hình; một số nông dân trong mô hình không lắp hệ thống tưới tiết kiệm mà tưới xả tràn nên một số điểm trong ruộng không đủ nước tưới…

Ngoài ra, mô hình tưới tiết kiệm cho đậu phộng vụ đông xuân 2020 - 2021 tại xã Mỹ Tài chưa đạt hiệu quả như mong muốn, năng suất mô hình đạt thấp, lợi nhuận không đủ để chi trả tiền điện bơm tưới.

Ông Nguyễn Thành Triêm, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tài, thừa nhận do công trình khi đưa vào hoạt động không hiệu quả nên ngưng hoạt động từ năm 2022. Kể từ khi trạm bơm ngưng hoạt động thì một số hộ dân cũng ngưng canh tác.

Điểm trường Thái Xuân được đầu tư khang trang nhưng bên trong  chỉ có 1 lớp họcẢnh: HOÀNG TRỌNG

Điểm trường Thái Xuân được đầu tư khang trang nhưng bên trong chỉ có 1 lớp học

HOÀNG TRỌNG

THIẾU HỌC SINH VÌ KHÔNG DẠY BÁN TRÚ

Điểm trường mẫu giáo Thái Xuân (thuộc Trường mẫu giáo xã Nhơn Hạnh, xã Nhơn Hạnh, TX.An Nhơn) được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 7.2016. Theo đó, điểm trường này được xây dựng quy mô 1 tầng, bố trí 4 phòng học, kho chứa, khu vệ sinh và hành lang, sảnh đón, hệ thống tường rào, cổng ngõ với tổng diện tích khuôn viên 1.700 m2. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 4,4 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh Bình Định, TX.An Nhơn và xã Nhơn Hạnh. Dự án nhằm củng cố, mở rộng hệ thống trường lớp và góp phần đạt chuẩn bậc mầm non, hoàn thành tiêu chí trường học của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Nhơn Hạnh.

Bà Lê Thị Hồng Vân, Hiệu trưởng Trường mẫu giáo xã Nhơn Hạnh, cho biết điểm trường Thái Xuân được đưa vào sử dụng từ năm học 2017 - 2018. Theo kế hoạch, điểm trường này phục vụ cho các cháu học mầm non, mẫu giáo của thôn Thái Xuân và 3 thôn lân cận là Bình An, Hòa Đông, Hòa Tây. Tuy nhiên, do Trường mẫu giáo xã Nhơn Hạnh chưa tổ chức học bán trú nên nhiều phụ huynh tại các thôn này gửi con em đến các xã lân cận để học bán trú, số trẻ học tại điểm trường Thái Xuân không đông như dự kiến.

"Kế hoạch mở lớp bán trú tại điểm trường Thái Xuân trong năm học 2023 - 2024 không thể thực hiện được do trường thiếu giáo viên. Nếu có đủ giáo viên thì sẽ bố trí 2 phòng ở điểm trường Thái Xuân để mở 2 lớp bán trú, 2 phòng còn lại sẽ dùng để làm 1 phòng ăn và 1 phòng đa năng phục vụ cho việc học của trẻ", bà Vân nói.

Ngày 10.11, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lâm Lăng Long, Trưởng phòng GD-ĐT TX.An Nhơn, cho biết điểm trường Thái Xuân hiện chỉ có 1 lớp ghép không bán trú, các phòng học còn lại đang dùng để chứa đồ chơi, đồ dùng học tập, phòng đa năng… Theo kế hoạch, trong học kỳ 2 năm học 2023 - 2024, tại điểm trường này sẽ bố trí 2 lớp bán trú.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap